Để bảo vệ đôi mắt toàn diện khi sử dụng kính áp tròng an toàn, các bạn cần nắm chắc Quy trình vệ sinh kính áp tròng chuẩn sau đây:
1. Cắt ngắn móng tay trước khi bạn quyết định dùng kính áp tròng.
Bạn có thể chỉ cắt ngắn móng tay ở những ngón dùng để thao tác với kính áp tròng như ngón trỏ, ngón giữa, ngón cái.
Việc cắt ngắn móng tay (ngắn tuyệt đối nha) giúp bảo vệ khỏi vi khuẩn trong móng xâm nhập vào kính và tránh làm tổn thương giác mạc khi bạn tháo lắp kính. Đa số các bạn mới đeo kính áp tròng sẽ găp phải trường hợp này và bị đỏ mắt ngay trong lần đầu đeo kính.
2. Luôn rửa tay bằng xà phòng và thấm khô tay trước khi thao tác với kính áp tròng.
Rửa tay bằng xà phòng là bước cực kỳ quan trọng, hàng ngày tay của bạn tiếp xúc với rất nhiều loại vi khuẩn khác nhau và đương nhiên là mắt thường không thể nhìn thấy được, nếu bạn không rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn trước khi thao tác với kính thì cầm chắc đến 80% là bạn sẽ bị viêm mắt do chính các con vi khuẩn từ tay bạn nhiễm vào.
3. Luôn cọ rửa kính mỗi khi tháo kính ra khỏi mắt.
Khi bạn đeo kính áp tròng, các bụi bẩn ô nhiễm từ trong không khí sẽ tiếp xúc với kính, ngay trong tuyến lệ của bạn cũng có rất nhiều các chất tạo mảng bám trên kính như Protein, lipit... Các chất bẩn này sẽ bám rất chặt vào kính vì vậy bạn cần có động tác cọ rửa kính mỗi khi tháo kính ra khỏi mắt (nhớ là thực hiện bất cứ khi nào bạn tháo kính ra khỏi mắt nha).
Sau khi đã cọ rửa kính, bạn cần phun dung dịch ngâm kính thành tia để làm trôi đi toàn bộ các chất bẩn đó trước khi cho kính áp tròng vào khay đựng. Nhớ thay mới dung dịch trong khay thường xuyên và để khô ráo khay đựng khi bạn đã lấy kính ra nhé.
4. Tráng rửa lại kính trước khi đeo.
Sau một đêm ngâm trong dung dịch, các chất bẩn còn sót lại sau khi cọ rửa kính sẽ bị đánh bật ra bởi tác dụng của dung dịch ngâm, kính của bạn sẽ trở lên sạch hơn, ẩm và mềm hơn. Tuy nhiên vì kính và các chất bẩn vẫn còn "sống chung" trong khay ngâm nên bạn cần tráng lại một lần nữa bằng dung dịch ngâm kính trước khi đeo nhé.
Người viết bài này cũng từng gặp một trường hợp do không tráng lại kính trước khi đeo nên một bạn nữ đã nói rằng bạn ý đeo kính vào và cảm thấy xót và cộm ở mắt rất khó chịu, tuy nhiên các vấn đề này đã hoàn toàn biến mất khi bạn đó mang kính ra tráng rửa và đeo lại.
5. Sử dụng nước nhỏ mắt để làm ẩm kính và chống khô mắt
Người viết bài đã rất ngạc nhiên khi nghe được những lời quảng cáo về các loại kính áp tròng siêu ẩm trên mạng, các chủ shop bán hàng không biết vô tình hay cố ý đã tâng bốc sản phẩm của mình rằng kính siêu ẩm và không cần dùng nước nhỏ mắt dưỡng ẩm???
Sau khi đọc các thành phần của sản phẩm đó thì thấy không khác gì các loại kính áp tròng khác, các bạn thường dễ lầm tưởng rằng thành phần nước trong kính chính là độ ẩm của kính sau khi đeo.
Thực tế hoàn toàn không phải vậy, thành phần nước chỉ là sự kết hợp trong sản xuất của từng chất liệu, thông thường độ ngậm nước của kính cao sẽ khiến kính mềm hơn, dế hấp thu oxy hơn nhưng ở một mức nào đó cũng sẽ nhanh khô hơn. Do vậy việc dùng nước nhỏ mắt dưỡng ẩm dành cho kính áp tròng là không thể thiếu các bạn nhé.
6. Không tái sử dụng dung dịch ngâm đã hết thời hạn dùng
( thường là 90 ngày kể từ ngày mở sản phẩm, có khuyến cáo của nhà sản xuất trên vỏ hộp nhé)
Nếu các bạn thực hiện đúng thao tác vệ sinh kính áp tròng thì 100% dung dịch sẽ hết đúng kỳ hạn, thậm chí còn hết trước ngày khuyến cáo của nhà sản xuất đến chục ngày luôn. Do đó bạn nào còn dung dịch thừa sau 3 tháng thì cần xem lại quy trình vệ sinh kính của mình chắc chắn là không chuẩn.
Lý do khác để bạn không nên tái sử dụng dung dịch còn thừa là các dung dịch còn lại không còn an toàn nữa, bản thân dung dịch ngâm chứa rất ít chất bảo quản thậm chí có loại còn không có chất bảo quản. Từ khi bạn mở nắp sản phẩm thì các vi khuẩn trong không khí đã bắt đầu tấn công lọ dung dịch này. Sau một khoảng thời gian " đánh nhau" thì các chất bảo quản hết tác dụng (sau thời gian khuyến cáo của nhà sản xuất) Dung dịch không còn vô trùng nữa, các tác dụng tẩy rửa mảng bám cũng không còn và nó trở thành môi trường ẩm, nhớt mà bọn vi khuẩn rất thích đấy.
7. Đeo kính mát khi đi ra đường để bảo vệ mắt.
Đeo kính mát còn giúp bạn không bị chói khi trời nắng và rất hiệu quả để tránh bui bay vào mắt đấy. Nếu bạn đang đeo kính áp tròng mà bị bui bay vào mắt thì... chắc chắn là sẽ đau hơn khi không dùng kính bạn nhé và tất nhiên là hạt bụi đó sẽ làm xước kính áp tròng hay thậm chí xước luôn mắt bạn. kính áp tròng mà bị xước thì chỗ xước đó sẽ là một nơi trú ẩn tuyệt vời của vi khuẩn đấy.
8. Tránh nước máy vào mắt
Cho dù bạn có đang đeo kính áp tròng hay không thì bạn cũng nên tránh để nước máy tiếp xúc trực tiếp với mắt ( nước máy mà còn không được thì các loại nước như nước bể bơi lại càng không được nha). Lý do là trong nước máy có tồn tại các loại vi khuẩn Bacterial keratitis và acanthamoeba, hai loại vi khuẩn này khi thâm nhập vào mắt sẽ gây ra bệnh viêm giác mạc, trầm trọng hơn có thể gây mù. Đa số các bạn khi bị viêm giác mạc đều là do 2 loại vi khuẩn này vì chúng có trong nước máy sinh hoạt hàng ngày chứ không phải tại chúng sống trong kính áp tròng đâu nhé.
9. Cần kiểm tra mắt định kỳ
Cơ thể mỗi người thường có thay đổi, lúc khỏe lúc yếu, mắt bạn cũng vậy, kiểm tra mắt định kỳ là cách tốt nhất để phòng tránh mọi nguy cơ bệnh tật và bạn cũng có thể biết được loại kính áp tròng mình đang dùng có thích hợp với mắt bạn lâu dài không.
Nhất là với các bạn thường xuyên sử dụng kính áp tròng màu cận thị hoặc không cận, các loại kính giãn tròng màu cận thị hoặc không cận thị, những loại kính này hiện nay được bán rất nhiều và không phải loại nào cũng đảm bảo an toàn cho mắt bạn vì hàng nhãi kém chất lượng của Trung Quốc khá nhiều. Thay đổi màu mắt là làm đẹp mà làm đẹp thì cần phải an toàn nên các bạn nhớ mua kính ở nơi uy tín và thăm khám mắt thường xuyên ít nhất 1 năm 1 lần nhé.
Kinhaptrong4u.vn địa chỉ mua kinh ap trong o ha noi uy tín và chất lượng.
0 nhận xét: